Trung tâm Gõ Là Mở luôn mở cửa chào đón Quý Phụ huynh đến trung tâm MỖI NGÀY để tham khảo hoạt động can thiệp sớm tại trung tâm dành cho trẻ mắc phải các rối loạn phổ tự kỷ, biểu hiện tăng động giảm chú ý, chậm nói, chậm nhận thức... và đăng ký lịch học cho con khi thấy chương trình tại trung tâm phù hợp với nhu cầu và mong đợi của Quý Phụ huynh.

Thời gian chú ý ngắn, tự chủ xung năng kém

Nguồn: Sách và tài liệu tham khảo "Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ"

Éric Schopler, Margaret Lansing, Leslie Waters

Dịch từ tiếng Pháp, được cô Trần Thị Khấn – Nguyễn Thị Khước chuyển thể và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính

Liên hệ
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG
ĐỂ GIÚP ĐỠ BẠN
Hỗ trợ trực tuyến
Để được hỗ trợ tốt nhất. Hãy gọi
Hoặc
Chat hỗ trợ trực tuyến
Chat với chúng tôi

Vấn đề: Thời gian chú ý ngắn, tự chủ xung năng kém.

Bối cảnh tổng quát: Một bé trai 4 tuổi không nói, rất sung sức, hoạt động về khả năng không lời ở mức độ 2 tuổi. Xung động và lo ra, trẻ không muốn ngồi vào bữa ăn, lúc tắm, lúc ngồi bô hoặc lúc được mặc quần áo. Trẻ hiểu một số lệnh đơn giản kết hợp với cử chỉ khi trẻ chú ý. Điều đó xảy ra rất hiếm. Những việc đã làm để trẻ tự chủ là la rầy và đét đít trẻ. Cha mẹ trẻ đánh giá là trẻ không hiểu những gì trẻ làm sai và trẻ trở nên kích động và rối loạn hơn. Cha mẹ thích tính vui vẻ của trẻ và không muốn trẻ mắc phải điều đó và cũng không muốn dùng thuốc để kiểm tra mức độ họat động của trẻ.

Phân tích: Kéo dài thời gian chú ý của trẻ, thời gian trẻ làm bài tập trước khi bỏ đi là thái độ cần thiết cơ bản tạo điều kiện cho sự tiến bộ của trẻ về ngôn ngữ và tự lập cũng như sự chấp nhận chương trình tiền học đường của trẻ. Tốt hơn nên bắt đầu tăng sự chú ý và làm chủ xung năng của trẻ trong những buổi dạy ngắn và được cơ cấu tốt trong thời gian buổi dạy trẻ biết những gì trẻ phải làm, phải làm điều đó ở đâu và những gì sẽ xảy ra sau. Sự sắp xếp một đoạn làm việc – trò chơi sẽ dạy trẻ thấy được sự khác biệt giữa thời gian trống và thời gian làm chủ động tác.

Mục tiêu: Cho trẻ ngồi và chú ý trong thời gian từ 2 đến 15 giây.

Can thiệp:

  • Bạn sắp xếp không gian làm việc của bạn sao cho trẻ có thể thấy nơi nào trẻ sẽ làm việc và nơi nào trẻ sẽ chơi (hình 10.6).
  • Bạn bắt đầu bằng bài tập đơn giản mà bạn biết trẻ có khả năng làm được (xếp hình đơn giản với 4 miếng). Bạn để hình ghép lên bàn và lấy ra một miếng ghép hình để trẻ lắp vào chỗ đó.
  • Bạn bảo trẻ lại bàn, giúp trẻ ngồi và nói trẻ lấy miếng ghép vào hình. Bây giờ bạn khen trẻ và cho trẻ một trái nho khô. Sau đó bảo trẻ đến không gian trò chơi. Sau khoảng 30 giây, bạn nhắc trẻ làm lại bài tập.
  • Lần thứ hai, bạn lấy ra 2 miếng ghép hình. Bạn lại thưởng trẻ với lời khen và một trái nho khô và nói trẻ đi chơi.
  • Khi trẻ quen với thói quen này (khoảng 60 lần) bạn làm cho bài tập khó hơn bằng cách gỡ ra ngay lúc đầu 2 miếng. Bạn dạy trẻ ghép lại “tất cả” các miếng, rồi khen và thưởng trẻ và để trẻ chơi trong không gian trò chơi.
  • Với cách đó bạn có thể tăng dần số lượng công việc phải làm trước khi đứng lên. Bạn đừng chuyển qua công việc phải làm lâu hơn (3 hoặc 4 miếng) trước khi trẻ có khả năng làm xong công việc cần ít thời gian hơn mà không cần sự kích thích của bạn.