Trung tâm Gõ Là Mở luôn mở cửa chào đón Quý Phụ huynh đến trung tâm MỖI NGÀY để tham khảo hoạt động can thiệp sớm tại trung tâm dành cho trẻ mắc phải các rối loạn phổ tự kỷ, biểu hiện tăng động giảm chú ý, chậm nói, chậm nhận thức... và đăng ký lịch học cho con khi thấy chương trình tại trung tâm phù hợp với nhu cầu và mong đợi của Quý Phụ huynh.

www.golamo.vn - Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Gõ Là Mở. GÕ cửa LÀ cửa MỞ. 88/50 Đào Duy Anh, phường 9, quận Phú Nhuận, TPHCM. Điện thoại: 0909797183 Email: trungtamgolamo@gmail.com

Tại sao chọn CAN THIỆP SỚM tại trung tâm chúng tôi?
Tại sao chọn CAN THIỆP SỚM tại trung tâm chúng tôi? Trung tâm triển khai mô hình can thiệp 01 giáo viên 01 trẻ tại trung tâm và luôn đề nghị Phụ huynh hỗ trợ kết hợp cho trẻ tham gia học tập song song tại các trường mầm non mẫu giáo: 1) khi kết hợp cả hai hình thức trên, trẻ sẽ có nhiều cơ hội để áp dụng các kỹ năng đã học được, từng bước cải thiện kỹ năng và hành vi của mình và có nhiều cơ hội học tập, thích nghi hòa nhập và bắt chước các kỹ năng của các trẻ em bình thường đồng trang lứa; 2) khi năng lực trẻ còn yếu, phụ huynh có thể tăng thời gian can thiệp cho trẻ tại trung tâm thời gian đầu, đồng thời phối hợp tích cực với trung tâm để giảm dần thời gian can thiệp cho trẻ và tăng dần thời gian hòa nhập cho trẻ với các trẻ em bình thường; 3) tuy việc kết hợp 02 hình thức trên, ban đầu có khó khăn về thời gian và chi phí, nhưng theo thời gian, kết quả đạt được như khả năng tiến bộ của trẻ, giảm thiểu chi phí can thiệp trong thời gian dài nhất là khi trẻ lớn lên, sẽ khả thi hơn. 4) vì định hướng không muốn để trẻ sẽ mất đi nhiều cơ hội thuận lợi được hòa nhập vào môi trường của trẻ em bình thường theo đúng ý nghĩa của từ hòa nhập nên trung tâm không tổ chức hình thức học can thiệp bán trú tại trung tâm.
  • Giấy phép đầy đủ theo quy định của Nhà nước về hoạt động giáo dục

    Giấy phép đầy đủ theo quy định của Nhà nước về hoạt động giáo dục

    Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Gõ là Mở là trung tâm chính quy, loại hình tư thục, hoạt động chính thức từ 2019. Trung tâm đã được cấp phép thành lập theo Quyết định của UBND Thành phố Hồ Chí Minh và cho phép hoạt động giáo dục theo Quyết định của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh sau khi đáp ứng đầy đủ các quy định tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và về trình độ đội ngũ giáo viên theo quy đinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại các văn bản pháp lý hiện hành. Trung tâm do Công ty Gõ Là Mở đầu tư thành lập. Quý Phụ huynh có thể xem hồ sơ trực tiếp tại trung tâm.
  • Chuyên môn giáo viên

    Chuyên môn giáo viên

    Đội ngũ giáo viên tại trung tâm đáp ứng các tiêu chuẩn giáo viên can thiệp theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam, theo quy định của Sở giáo dục và đào tạo TPHCM về lĩnh vực hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, can thiệp sớm cho các trẻ tự kỷ, trẻ tăng động, trẻ giảm chú ý, trẻ chậm ngôn ngữ, trẻ chậm nhận thức...  Đội ngũ giáo viên tại trung tâm:  - tốt nghiệp trình độ Thạc sĩ, Cử nhân Đại học, Cao đẳng, - tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan bao gồm Tâm lý học, Giáo dục Đặc biệt, Công tác xã hội, Rối loạn học tập, - hoàn thành nhiều chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ khác liên quan, - có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực can thiệp sớm, hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ho các trẻ.
  • Chương trình can thiệp

    Chương trình can thiệp

    Trung tâm xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, chương trình can thiệp riêng phù hợp với khả năng, nhu cầu của từng trẻ. Nội dung chương trình can thiệp sớm được xây dựng trên cơ sở tham khảo chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, nội dung chương trình can thiệp sớm khác như ESDM, Portage, Từng bước nhỏ… phù hợp với các trẻ từ 02 đến 06 tuổi. Chương trình hỗ trợ can thiệp trẻ tại các trường mầm non mẫu giáo hay tại các môi trường, sự kiện khác, phụ huynh trao đổi trực tiếp và chi tiết với trung tâm.
  • Lịch học can thiệp

    Lịch học can thiệp

    Trung tâm tổ chức lịch học can thiệp theo ca (60 phút/ca học) từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Trẻ đăng ký học can thiệp theo ca. Vào 02 ngày cuối tuần, Thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần, trung tâm cũng tổ chức lịch học can thiệp ở nhiều môi trường khác nhau như tại trung tâm, tại nhà, tại công viên... để hỗ trợ thêm cho các trẻ.
  • Không gian học tập

    Không gian học tập

    Trung tâm có diện tích rộng gần 300 m2, quy mô hỗ trợ can thiệp sớm 20 trẻ/ca học can thiệp và đảm bảo diện tích trung bình ít nhất 10m2/trẻ/ca học; Hệ thống trang thiết bị đồ chơi, thiết bị can thiệp đa dạng phục vụ cho hoạt động can thiệp và đánh giá tại trung tâm. Hệ thống camera giám sát giúp cho phụ huynh quan sát con đang học can thiệp tại khu vực chờ của phụ huynh, cùng với nhiều sách, tài liệu chuyên môn về hỗ trợ trẻ để tham khảo.
  • Học phí và hoàn phí theo tháng

    Học phí và hoàn phí theo tháng

    Trung tâm công khai chính sách học phí đến tất cả phụ huynh tại trung tâm. Học phí được tính và thu theo từng tháng. Học phí của trẻ được tính theo số ca học từng tháng dựa theo lịch học đã đăng ký. Học phí đã trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết, nghỉ hè hàng năm và các ngày nghỉ bắt buộc khác theo quy định của Nhà nước và Thành phố. Khi trẻ nghỉ học, căn cứ vào lý do nghỉ, ca nghỉ học sẽ được hoàn một phần hoặc 100% học phí/ca. Đối với hoàn phí, số tiền hoàn phí của tháng trước sẽ được hoàn lại vào tháng tiếp theo.
Phụ huynh tại trung tâm
Tham gia ca học cùng con
Phụ huynh quan sát giáo viên dạy con; Phụ huynh trực tiếp thực hành dạy con với sự hướng dẫn của giáo viên; Phụ huynh trực tiếp trao đổi, thảo luận với giáo viên phụ trách về kế hoạch can thiệp của con.
Theo dõi kết quả can thiệp mỗi ngày
Phụ huynh theo dõi - kết quả học can thiệp hàng ngày, - video hoạt động hàng tuần của con qua phần mềm nội bộ của trung tâm.
Phụ huynh tại trung tâm
Chia sẻ kiến thức chuyên môn
Phụ huynh tại trung tâm sẽ được cấp quyền tham khảo - hệ thống tài liệu nội bộ,  - video hướng dẫn chuyên môn nội bộ của trung tâm để giúp phụ huynh có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng để hỗ trợ con tại nhà và các môi trường khác.
Lộ trình can thiệp rõ ràng
Sau mỗi quý, phụ huynh sẽ nhận được bản báo cáo chi tiết về kết quả can thiệp của con và bản kế hoạch mục tiêu can thiệp của quý tiếp theo. Sau mỗi 12 tháng can thiệp, trẻ sẽ được lượng giá năng lực lại để đánh giá mức độ tiến bộ. Khi trẻ tiến bộ, trung tâm cam kết chủ động: - đề nghị với phụ huynh về việc giảm thời lượng can thiệp tại trung tâm, - thậm chí đề nghị cho trẻ dừng can thiệp tại trung tâm để trẻ có nhiều thời gian hơn hòa nhập với các trẻ em bình thường khác và học tập tại các trường mầm non, mẫu giáo. Các trường hợp khác, giám đốc trung tâm và giáo viên phụ trách sẽ trao đổi và tư vấn trực tiếp với phụ huynh hướng hỗ trợ trẻ tối ưu cho cả trẻ và gia đình.
Quy trình tư vấn và can thiệp sớm
Quy trình tư vấn và can thiệp sớm
  • Bước 1: trao đổi với phụ huynh và người chăm sóc trẻ.

    Bước 1: trao đổi với phụ huynh và người chăm sóc trẻ. Lắng nghe và trao đổi với phụ huynh, người chăm sóc về tình trạng của trẻ, thu thập các thông tin ban đầu cần thiết về trẻ.

  • Bước 2: Quan sát, thiết lập mối quan hệ với trẻ.

    Bước 2: Quan sát, thiết lập mối quan hệ với trẻ. Giáo viên phụ trách giúp trẻ làm quen với môi trường học tập tại trung tâm và bước đầu thăm dò năng lực của trẻ.

  • Bước 3: Đánh giá mức độ phát triển, năng lực hành vi và xây dựng chương trình cá nhân phù hợp.

    Bước 3: Đánh giá mức độ phát triển, năng lực hành vi và xây dựng chương trình cá nhân phù hợp. Đánh giá mức độ phát triển, năng lực hành vi và kỹ năng của trẻ thông qua các hoạt động dạy khảo sát với trẻ và thông báo với phụ huynh, người chăm sóc

  • Bước 4: Can thiệp theo chương trình cá nhân và đánh giá kết quả.

    Bước 4: Can thiệp theo chương trình cá nhân và đánh giá kết quả. Triển khai thực hiện chương trình can thiệp cá nhân (đã được thảo luận cùng phụ huynh, người chăm sóc trẻ); báo cáo kết quả can thiệp định kỳ.

Bộ câu hỏi sàng lọc rối loạn phát triển

Phiếu 9. Bộ câu hỏi sàng lọc rối loạn phát triển ở trẻ 60 tháng tuổi

25/01/2024

    Nguồn:  Tài liệu “HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM, CAN THIỆP SỚM TRẺ EM KHUYẾT TẬT” (Ban hành kèm theo Quyết định số 359 /QĐ-BYT ngày 31 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế) Bài 3. Hướng dẫn thực hiện sàng lọc phát hiện rối loạn phát triển và dấu hiệu...

Phiếu 8. Bộ câu hỏi sàng lọc rối loạn phát triển ở trẻ 48 tháng tuổi

25/01/2024

    Nguồn:  Tài liệu “HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM, CAN THIỆP SỚM TRẺ EM KHUYẾT TẬT” (Ban hành kèm theo Quyết định số 359 /QĐ-BYT ngày 31 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế) Bài 3. Hướng dẫn thực hiện sàng lọc phát hiện rối loạn phát triển và dấu hiệu...

Phiếu 7. Bộ câu hỏi sàng lọc rối loạn phát triển ở trẻ 36 tháng tuổi

25/01/2024

    Nguồn:  Tài liệu “HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM, CAN THIỆP SỚM TRẺ EM KHUYẾT TẬT” (Ban hành kèm theo Quyết định số 359 /QĐ-BYT ngày 31 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế) Bài 3. Hướng dẫn thực hiện sàng lọc phát hiện rối loạn phát triển và dấu hiệu...

Phiếu 6. Bộ câu hỏi sàng lọc rối loạn phát triển ở trẻ 18 tháng tuổi

25/01/2024

    Nguồn:  Tài liệu “HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM, CAN THIỆP SỚM TRẺ EM KHUYẾT TẬT” (Ban hành kèm theo Quyết định số 359 /QĐ-BYT ngày 31 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế) Bài 3. Hướng dẫn thực hiện sàng lọc phát hiện rối loạn phát triển và dấu hiệu...

Phiếu 5. Bộ câu hỏi sàng lọc rối loạn phát triển ở trẻ 12 tháng tuổi

25/01/2024

    Nguồn:  Tài liệu “HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM, CAN THIỆP SỚM TRẺ EM KHUYẾT TẬT” (Ban hành kèm theo Quyết định số 359 /QĐ-BYT ngày 31 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế) Bài 3. Hướng dẫn thực hiện sàng lọc phát hiện rối loạn phát triển và dấu hiệu...

Hướng dẫn phát hiện sớm

Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ rối loạn tăng động, giảm chú ý

25/01/2024

A. Định nghĩa về rối loạn tăng động giảm chú ý - Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-dificit/hyperactivity disorder- ADHD): Là một hội chứng xuất hiện trước 5 tuổi, bao gồm các hành vi hoặc hoạt động quá mức, khó kiềm chế với sự thiếu tập trung rõ rệt...

Thang cho điểm rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em (CARS)

25/01/2024

Nguồn: Tài liệu “BỘ CÔNG CỤ PHÁT HIỆN SỚM RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Ở TRẺ EM” (Ban hành kèm theo Quyết định số 2254/QĐ-BYT ngày 07 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế) PHỤ LỤC 9. THANG CHO ĐIỂM RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Ở TRẺ EM...

Phiếu đánh giá tự kỷ theo sổ tay thống kê chẩn đoán các rối loạn tâm thần (DSM 5)

25/01/2024

Phụ lục 7. PHIẾU ĐÁNH GIÁ TỰ KỶ THEO SỔ TAY THỐNG KÊ CHẨN ĐOÁN CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN (DSM 5) Họ và tên: Tuổi: Giới: Ngày đánh giá: Người đánh giá: Địa chỉ: Số ĐT liên lạc:   A. Khiếm khuyết kéo dài trong giao tiếp xã hội và tương tác xã hội trong...

Bảng kiểm sàng lọc rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ nhỏ có Sửa đồi, hiệu chỉnh và theo dõi tiếp (M-CHAT-R/F)

25/01/2024

Phụ lục 4. BẢNG KIỂM SÀNG LỌC RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Ở TRẺ NHỎ CÓ SỬA ĐỒI, HIỆU CHỈNH VÀ THEO DÕI TIẾP (M-CHAT-R/F) (16-30 tháng)   Họ tên trẻ: Nam/Nữ Ngày sinh: Tuổi: Địa chỉ: Ngày đánh giá: Người đánh giá: * Bố * Mẹ * Người chăm sóc khác: Bạn hãy trả lời các câu hỏi dưới...

Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

25/01/2024

PHÁT HIỆN SỚM, CAN THIỆP SỚM TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ A. Định nghĩa: Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là những trẻ có kỹ năng hiểu lời nói và diễn đạt lời nói muộn hơn so với trẻ cùng tuổi. B. PHÁT HIỆN SỚM: 1. Sàng lọc sự phát triển ngôn...