Trung tâm Gõ Là Mở luôn mở cửa chào đón Quý Phụ huynh đến trung tâm MỖI NGÀY để tham khảo hoạt động can thiệp sớm tại trung tâm dành cho trẻ mắc phải các rối loạn phổ tự kỷ, biểu hiện tăng động giảm chú ý, chậm nói, chậm nhận thức... và đăng ký lịch học cho con khi thấy chương trình tại trung tâm phù hợp với nhu cầu và mong đợi của Quý Phụ huynh.
www.golamo.vn

Phiếu đánh giá tự kỷ theo sổ tay thống kê chẩn đoán các rối loạn tâm thần (DSM 5)

Thứ Năm, 25/01/2024
Trung tâm Gõ Là Mở

Phụ lục 7. PHIẾU ĐÁNH GIÁ TỰ KỶ THEO SỔ TAY THỐNG KÊ CHẨN ĐOÁN CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN (DSM 5)

Họ và tên:

Tuổi:

Giới:

Ngày đánh giá:

Người đánh giá:

Địa chỉ:

Số ĐT liên lạc:

 

A. Khiếm khuyết kéo dài trong giao tiếp xã hội và tương tác xã hội trong nhiều tình huống, với những biểu hiện sau đây, xảy ra hiện tại hoặc trước đây (ví dụ có tính minh họa, không bao quát mọi khía cạnh).

  1. Những thiếu hụt trong trao đổi qua lại cảm xúc - xã hội, phạm vi từ cách tiếp cận xã hội bất thường và kém hội thoại qua lại; đến giảm chia sẻ sở thích, tình cảm hoặc cảm xúc; kém khởi xướng hoặc đáp ứng với các tương tác xã hội.
    1. Ví dụ:
  • Ít quan tâm, chia sẻ hoặc đáp ứng thích hợp với cảm xúc của người khác
  • Không thể biểu hiện cảm xúc của mình phù hợp
  • Không cần / không tìm đến sự vỗ về, an ủi của người khác, hoặc tìm đến theo cách không phù hợp
  • Có các đáp ứng xã hội không phù hợp (coi người khác như công cụ)
  • Không thể chia sẻ tự nhiên niềm vui, thành tựu hoặc mối quan tâm của mình hay của người khác
  • Không thể tham gia hoạt động hợp tác với người khác (cho và nhận), trò chơi mang tính xã hội
  • Khó khăn khởi đầu hoặc duy trì hội thoại, gọi tên ít đáp ứng …
    1. Kết quả : 1 hoặc 0
  1. Thiếu hụt các hành vi giao tiếp không lời dùng trong tương tác xã hội, phạm vi từ sự nghèo nàn trong kết hợp giao tiếp có lời và không lời; đến những bất thường trong giao tiếp mắt và ngôn ngữ cơ thể, thiếu hụt trong việc hiểu và sử dụng các cử chỉ / điệu bộ; đến thiếu hoàn toàn biểu hiện nét mặt và giao tiếp không lời.

 

  1. Ví dụ:

 

  • Giảm tiếp xúc mắt (kém chú ý chung: không nhìn theo tay chỉ, chỉ ngón để chia sẻ chú ý)
  • Không hiểu hoặc thiếu cử chỉ điệu bộ (biểu cảm nét mặt, ngôn ngữ cơ thể)
  • Không hiểu hoặc thiếu âm, tông giọng phù hợp (VD khi chê bai)…
    1. Kết quả : 1 hoặc 0
  1. Thiếu hụt việc phát triển, duy trì và hiểu các mối quan hệ, phạm vi từ khó khăn điều chỉnh hành vi phù hợp với các tình huống xã hội khác nhau; đến khó khăn trong chia sẻ trò chơi tưởng tượng hoặc trong việc kết bạn; đến thiếu quan tâm đến bạn cùng lứa.
    1. Ví dụ:
  • Ít hứng thú chơi bạn cùng lứa, hoặc khó khăn kết bạn, duy trì tình bạn với bạn cùng lứa
  • Khó khăn điều chỉnh hành vi phù hợp với tình huống xã hội
  • Không tham gia trò chơi tưởng tượng, đóng vai xã hội cùng người khác
  • Quá mô phạm và không hiểu nghĩa bóng, câu nói đùa, thỏa thuận ngầm, quy định ngầm của xã hội…
    1. Kết quả : 1 hoặc 0

Chỉ rõ mức độ nặng hiện tại: Mức 1 *       Mức 2 *           Mức 3 *

 

 

B. Những mẫu hành vi, sở thích, hoặc hoạt động thu hẹp, lặp đi lặp lại, đƣợc biểu hiện ít nhất hai trong số những mục sau, xảy ra hiện tại hoặc trước đây những ví dụ có tính minh họa, không bao quát mọi khía cạnh).

  1. Những chuyển động vận động, sử dụng đồ vật hoặc lời nói rập khuôn, hoặc lặp đi lặp lại (vd: những cử động đơn giản rập khuôn; xếp đồ chơi thành hàng, vung vẩy đồ vật, nhại lời, những cụm từ bất thường, theo đặc tính riêng)…..
    Kết quả : 1 hoặc 0
  1. Khăng khăng duy trì sự giống nhau (có tính chất cố định), tuân thủ cứng nhắc những thói quen, hoặc những mẫu hành vi có lời / không lời có tính nghi thức (vd: vô cùng khó chịu với những thay đổi nhỏ, khó khăn với sự chuyển tiếp, cách suy nghĩ cứng nhắc, chào hỏi kiểu rập khuôn, cần phải đi cùng một lịch trình, ăn cùng một món ăn mỗi ngày)……

Kết quả : 1 hoặc 0

  1. Những sở thích có tính thu hẹp và gắn bó cao, bất thường về cường độ hoặc sự tập trung (vd: gắn kết hoặc bận tâm cao độ với những đồ vật khác thường, những sở thích quá hạn chế hoặc quá dai dẳng).

Kết quả : 1 hoặc 0

  1. Phản ứng quá mạnh hay quá yếu trong tiếp nhận cảm giác hoặc quan tâm bất thường đến những khía cạnh cảm giác của môi trường (vd: giảm phản ứng rõ rệt với đau/nhiệt độ, phản ứng khó chịu với một số âm thanh hoặc kết cấu bề mặt, ngửi hoặc sờ chạm quá mức vào đồ vật, nhìn say mê vào các loại ánh sáng hoặc sự di chuyển).

Kết quả : 1 hoặc 0

Chỉ rõ mức độ nặng hiện tại: Mức 1 *    Mức 2 *    Mức 3 *

 

 

C. Những triệu chứng phải xuất hiện trong giai đoạn phát triển sớm

Có *    Không *

 

D. Những triệu chứng gây ra sự suy giảm rõ rệt về lâm sàng trong các lĩnh vực xã hội, nghề nghiệp, hoặc các lĩnh vực quan trọng khác của chức năng hiện tại.

Có *    Không *

 

E. Những rối loạn này không phù hợp hơn với chẩn đoán khuyết tật trí tuệ (rối loạn phát triển trí tuệ) hoặc chậm phát triển tổng thể.

Có *    Không *

 

CHẨN ĐOÁN:

 

CHỈ RÕ NẾU :

Có hay không có khuyết tật trí tuệ đi kèm.

Có *    Không *

 

Có hay không có suy giảm ngôn ngữ đi kèm.

Có *    Không *

 

Liên quan tới tình trạng bệnh, yếu tố di truyền / môi trường.

Có *    Không *

Bệnh: ...

 

Liên quan tới RL phát triển thần kinh, RL tâm thần, RL hành vi khác.

Có *    Không *

Rối loạn: ...

 

Kèm tăng trương lực (xem tiêu chuẩn tăng trương lực liên quan rối loạn tâm thần khác để xác định).

Có *    Không *

 

 

 

Nguồn: Tài liệu “BỘ CÔNG CỤ PHÁT HIỆN SỚM RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Ở TRẺ EM” (Ban hành kèm theo Quyết định số 2254/QĐ-BYT ngày 07 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Phụ lục 7. PHIẾU ĐÁNH GIÁ TỰ KỶ THEO SỔ TAY THỐNG KÊ CHẨN ĐOÁN CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN (DSM 5)