Trung tâm Gõ Là Mở luôn mở cửa chào đón Quý Phụ huynh đến trung tâm MỖI NGÀY để tham khảo hoạt động can thiệp sớm tại trung tâm dành cho trẻ mắc phải các rối loạn phổ tự kỷ, biểu hiện tăng động giảm chú ý, chậm nói, chậm nhận thức... và đăng ký lịch học cho con khi thấy chương trình tại trung tâm phù hợp với nhu cầu và mong đợi của Quý Phụ huynh.
www.golamo.vn

Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Thứ Năm, 25/01/2024
Trung tâm Gõ Là Mở

PHÁT HIỆN SỚM, CAN THIỆP SỚM TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

A. Định nghĩa:

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là những trẻ có kỹ năng hiểu lời nói và diễn đạt lời nói muộn hơn so với trẻ cùng tuổi.

B. PHÁT HIỆN SỚM:

1. Sàng lọc sự phát triển ngôn ngữ theo mốc phát triển bình thường dưới đây (Nguồn: Giáo trình Carolina cho trẻ nhỏ)

- Trẻ từ 0 đến 3 tháng

+ Đ/ứ thích hợp với giọng và 1 vài diễn đạt của nét mặt

+ Nhìn người nói chuyện

- Trẻ từ 3 đến 6 tháng

+ Quay đầu về phía có người gọi tên

+ Bắt chước âm thanh

- Trẻ từ 6 đến 9 tháng

+ Đáp ứng với cử chỉ bế hoặc bai bai

+ Đ/ứ với từ “không” (Dừng hoạt động trong 1 lát)

+ Nỗ lực bắt chước phát ra âm thanh mới

- Trẻ từ 9 đến 12 tháng

+ Đ/ứ với “đưa cho cô” (nói hoặc ra hiệu)

+ Bắt chước từ có 2 âm tiết quen thuộc mà không thay đổi ngữ điệu (Thôi thôi, đi đi)

+ Bắt chước từ có 2 âm tiết quen thuộc có thay đổi ngữ điệu

- Trẻ từ 12 đến 15 tháng

+ Làm theo từ 2 mệnh lệnh đơn trở lên (1 vật, 1 hành động) bằng nói hoặc ra hiệu

+ Đ/ứ thích hợp với câu hỏi “có” hoặc “không”

+ Bắt chước hầu hết các từ mới một âm tiết

+ Bắt chước câu 2 từ mới khác nhau

+ Bắt chước những từ quen thuộc đã được nghe trong hội thoại hoặc sách

- Trẻ từ 15 đến 18 tháng

+ Lấy vật trong tầm nhìn khi được yêu cầu bằng lời/ ra hiệu

+ Bắc chước những âm thanh khác nhau

- Trẻ từ 18 đến 21 tháng

+ Giúp làm một số việc nhà đơn giản

+ Hiểu cụm từ “hãy nhìn”

+ Bắt chước câu có 3 từ

- Trẻ từ 21 đến 24 tháng

+ Hiểu các từ được sử dụng để cấm làm (VD: hãy đợi, dừng, ngồi xuống, đến lượt tôi)

+ Làm theo mệnh lệnh ở môi trường quen thuộc

+ Bắt chước từ có 3 âm tiết (hoặc nhóm từ có 2 từ chứa 3 âm tiết

- Trẻ từ 24 đến 30 tháng

+ Làm theo mệnh lệnh có 2 phần liên quan trong câu nói

+ Nhắc lại câu 2 từ hoặc 2 số theo trình tự

- Trẻ từ 30 đến 36 tháng

+ Làm theo mệnh lệnh có 3 phần (3 vật và 1 hành động, 3 hành động và 1 vật, hoặc 3 vật liên quan với 1 hành động)

+ Nhắc lại câu 4 từ

- Trẻ từ 36 đến 42 tháng

+ Phân biệt “trước/sau, cứng/mềm...

+ Hiểu, trả lời câu hỏi “Như thế nào?”

+ Nói câu dài 4-5 từ

+ Biết dùng từ nối “và, thế rồi, thì...”

- Trẻ từ 42 đến 48 tháng

+ Đếm đến 10, nhận được 2-3 màu

+ Phân biệt “trên/dưới, đỉnh/đáy”

+ Nói được hầu hết các phụ âm

+ Nói câu dài 4 - 7 từ

- Trẻ từ 48 đến 60 tháng

+ Thực hiện được 3 mệnh lệnh

+ Trả lời được câu hỏi “Khi nào?”

+ Kể được một câu chuyện dài

+ Bắt đầu dùng đại từ sở hữu

- Trẻ từ 60 tháng đến 72 tháng

+ Hiểu thời gian: “Hôm qua/hôm nay”

+ Phân biệt “phải/trái”, biết phân loại

+ Dùng các đại từ đúng, biết so sánh "cao nhất", biết dùng trạng từ...

2. Nếu trẻ chậm phát triển hơn so với các mốc trên thì cần gửi trẻ đi khám các chuyên gia: Bác sĩ PHCN, chuyên gia ngôn ngữ trị liệu

* Lưu ý: hầu hết các trẻ tự kỷ đều được phát hiện với các biểu hiện ban đầu là chậm phát triển ngôn ngữ, do đó các cha mẹ có con chậm phát triển ngôn ngữ nên tham khảo các chuyên gia để được đánh giá thêm về tự kỷ.

 

 

Nguồn: 

Tài liệu “HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM, CAN THIỆP SỚM TRẺ EM KHUYẾT TẬT” (Ban hành kèm theo Quyết định số 359/QĐ-BYT ngày 31 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

CHƯƠNG 3: PHÁT HIỆN SỚM, CAN THIỆP SỚM TRẺ BỊ CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

Bài 1. Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ