Trung tâm Gõ Là Mở luôn mở cửa chào đón Quý Phụ huynh đến trung tâm MỖI NGÀY để tham khảo hoạt động can thiệp sớm tại trung tâm dành cho trẻ mắc phải các rối loạn phổ tự kỷ, biểu hiện tăng động giảm chú ý, chậm nói, chậm nhận thức... và đăng ký lịch học cho con khi thấy chương trình tại trung tâm phù hợp với nhu cầu và mong đợi của Quý Phụ huynh.
www.golamo.vn

Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ rối loạn tăng động, giảm chú ý

Thứ Năm, 25/01/2024
Trung tâm Gõ Là Mở

A. Định nghĩa về rối loạn tăng động giảm chú ý

- Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-dificit/hyperactivity disorder- ADHD): Là một hội chứng xuất hiện trước 5 tuổi, bao gồm các hành vi hoặc hoạt động quá mức, khó kiềm chế với sự thiếu tập trung rõ rệt và thiếu kiên trì trong công việc. Các biểu hiện trên có thể kéo dài trong nhiều năm. (ICD-10 và DSM-IV).

 

B. PHÁT HIỆN SỚM ADHD

1. Có 3 đặc trưng chính

- Giảm tập trung chú ý: Biểu hiện sự ngừng trước giới hạn các việc đang làm và bỏ dở các hành động trong khi chưa hoàn thành. Các trẻ thường chuyển từ hành động này sang hành động khác, không chú ý công việc đang làm vì bị sao nhãng bởi một công việc khác và khó hoàn thành một công việc được giao.

- Tăng hoạt động: Hoạt động quá mức, đặc biệt trong những hoàn cảnh đòi hỏi một sự yên tĩnh nào đó.Trẻ có thể chạy và nhảy liên tục hoặc đứng dậy khỏi chỗ trong khi được yêu cầu ngồi yên, nói rất nhiều, liên tục tạo tiếng ồn hoặc cựa quậy không ngừng trong khi ngồi.

- Thiếu kiềm chế: trong các mối quan hệ xã hội, dại dột trong những hoàn cảnh nguy hiểm, coi thường các quy tắc xã hội.

2. Tiêu chuẩn phân loại

DSM - IV chia ADHD thành 3 nhóm: Nhóm ADHD thể giảm chú ý chiếm ưu thế; nhóm ADHD thể tăng động chiếm ưu thế; nhóm ADHD thể hỗn hợp.

2.1. Các dấu hiệu giảm tập trung chú ý: có 9 dấu hiệu thường gặp là:

  • Không tập trung vào nhiệm vụ,
  • Không cẩn thận tỉ mỉ trong học tập và công việc,
  • Không chú ý lắng nghe người khác nói,
  • Không tuân theo các hướng dẫn, không biết tổ chức công việc,
  • Không thích tham gia vào công việc đòi hỏi phải nỗ lực về trí tuệ,
  • Hay quên và làm mất đồ dùng học tập,
  • Dễ bị sao nhãng bởi những kích thích bên ngoài,
  • Hay đãng trí trong sinh hoạt hàng ngày.

2.2. Các dấu hiệu tăng hoạt động, hấp tấp: có 9 dấu hiệu chính:

a. Có 6 dấu hiệu tăng hoạt động là:

  • Ngồi không yên luôn cựa quậy chân tay,
  • Rất hay rời khỏi ghế khi phải ngồi một chỗ,
  • Luôn chạy nhảy leo trèo ở nơi không cho phép,
  • Khó tham gia vào các hoạt động tĩnh,
  • Luôn chân luôn tay như thể được gắn động cơ,
  • Nói quá nhiều.

 b. Có 3 dấu hiệu của sự xung động hấp tấp là:

  • Thường trả lời trước khi người hỏi chưa đặt xong câu hỏi,
  • Khó chờ đợi lần lượt thứ tự,
  • Hay nói chen ngang vào hội thoại của người khác.

2.3. Các tiêu chuẩn chẩn đoán ADHD thể hỗn hợp

Đó là sự kết hợp đan xen cả hai tiêu chí của thể tăng động chiếm ưu và giảm chú ý chiếm ưu thế.

 

Nguồn: 

Tài liệu “HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM, CAN THIỆP SỚM TRẺ EM KHUYẾT TẬT” (Ban hành kèm theo Quyết định số 359/QĐ-BYT ngày 31 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

CHƯƠNG 5. PHÁT HIỆN SỚM, CAN THIỆP SỚM TRẺ KHUYẾT TẬT VỀ THẦN KINH, TÂM THẦN

Bài 3: Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ rối loạn tăng động, giảm chú ý