Trung tâm Gõ Là Mở luôn mở cửa chào đón Quý Phụ huynh đến trung tâm MỖI NGÀY để tham khảo hoạt động can thiệp sớm tại trung tâm dành cho trẻ mắc phải các rối loạn phổ tự kỷ, biểu hiện tăng động giảm chú ý, chậm nói, chậm nhận thức... và đăng ký lịch học cho con khi thấy chương trình tại trung tâm phù hợp với nhu cầu và mong đợi của Quý Phụ huynh.

Ném đồ chơi

Nguồn: Sách và tài liệu tham khảo "Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ"

Éric Schopler, Margaret Lansing, Leslie Waters

Dịch từ tiếng Pháp, được cô Trần Thị Khấn – Nguyễn Thị Khước chuyển thể và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính

Liên hệ
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG
ĐỂ GIÚP ĐỠ BẠN
Hỗ trợ trực tuyến
Để được hỗ trợ tốt nhất. Hãy gọi
Hoặc
Chat hỗ trợ trực tuyến
Chat với chúng tôi

Vấn đề: Ném đồ chơi.

Bối cảnh tổng quát: Bé trai 4 tuổi không nói và ở mức độ chậm vừa phải. Những buổi làm việc ở nhà và trong chương trình tiền học đường đã trở thành càng lúc càng khó vì trẻ ném tất cả đồ dùng trên bàn. Hành vi này cũng phá hủy môi trường gia đình vì trẻ ném những vật dụng khác trong nhà. Hành vi này xảy ra nhất là khi ta yêu cầu trẻ làm một việc mà trẻ không thích hoặc khi trẻ không nhận được đồ mà trẻ thích. Trong quá khứ nhiều sự can thiệp đã được thử nghiệm nhưng không thành công: la rầy bằng lời, không biết đến hành vi, bắt trẻ lượm hết đồ, thay đổi cơ cấu buổi làm việc. Trong khi làm bài tập vận động tổng quát ở trường, người dạy đã để ý thấy trẻ ghét sự bắt buộc thể chất.

Phân tích: Khi ném đồ vật, trẻ cảm thấy trẻ là chủ môi trường xung quanh của trẻ. Bạn không thể dạy trẻ kỹ năng mới và trẻ có khả năng làm gãy bài tập của bạn nếu điều đó làm cho trẻ thích. Hành vi này chứa đựng nguy hiểm cho trẻ và cho người khác vì trẻ không thể nhận biết những gì là mỏng manh, quí hóa hoặc nguy hiểm.Trẻ chỉ có thể học kiểm soát hành vi này khi trẻ biết được hậu quả không tốt. Đối với trẻ có thể là sự bắt buộc thể chất.

Mục tiêu: Bỏ việc ném đồ vật trong những buổi làm việc.

Can thiệp: Trong 2 tuần kế tiếp, bạn cố gắng giảm hành vi ném của trẻ trong những buổi dạy. Phần còn lại trong ngày, bạn dùng những phương pháp sau đây:

1) bạn để những đồ vật có giá trị ngoài tầm tay của trẻ.

2) bạn giám sát trẻ và bận tâm về trẻ trước khi trẻ tìm vật gì để ném và

3) khi trẻ ném vật gì, bạn đừng quan tâm…

  • Trong những buổi làm việc bạn chọn những bài tập dễ. Khi trẻ ném một vật (khối, cọc, vòng, v,v…), bạn phản ứng liền bằng cách nói cứng rắn “không ném”.
  • Bạn cầm bàn tay trẻ và giữ chúng buông lỏng theo chiều dài của thân.
  • Bạn quay đầu và đếm âm thầm tới 30, sau đó thả bàn tay trẻ ra, đến với trẻ và cho trẻ đồ vật kế tiếp để đặt.
  • Bạn ghi sự cố này trên bảng của bạn (hình 10.3). Bạn đừng đứng lên lượm đồ vật bị ném.
  • Bạn hãy dự trữ khối, cọc, v,v… để làm xong bài tập mà không cần phải đứng lên
  • Lặp lại tiến trình này mỗi lần trẻ ném đồ vật.
  • Nếu trẻ không ném đồ vật, khen và thưởng trẻ nho khô, bằng cách nói “học giỏi”, bạn cười và vỗ tay khen trẻ.

Ngày

Bài tập

Số lần ném

Phần thưởng

 

Que

 

Nho khô

Hình 10.3 - Bảng ném đồ vật