Trung tâm Gõ Là Mở luôn mở cửa chào đón Quý Phụ huynh đến trung tâm MỖI NGÀY để tham khảo hoạt động can thiệp sớm tại trung tâm dành cho trẻ mắc phải các rối loạn phổ tự kỷ, biểu hiện tăng động giảm chú ý, chậm nói, chậm nhận thức... và đăng ký lịch học cho con khi thấy chương trình tại trung tâm phù hợp với nhu cầu và mong đợi của Quý Phụ huynh.

Tự đập đầu

Nguồn: Sách và tài liệu tham khảo "Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ"

Éric Schopler, Margaret Lansing, Leslie Waters

Dịch từ tiếng Pháp, được cô Trần Thị Khấn – Nguyễn Thị Khước chuyển thể và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính

Liên hệ
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG
ĐỂ GIÚP ĐỠ BẠN
Hỗ trợ trực tuyến
Để được hỗ trợ tốt nhất. Hãy gọi
Hoặc
Chat hỗ trợ trực tuyến
Chat với chúng tôi

Vấn đề: Tự đập đầu.

Bối cảnh tổng quát: Bé gái 4 tuổi tích cực và phối hợp tốt. Trẻ hoạt động tổng quát ở mức độ 2 tuổi rưỡi nhưng từ vựng biểu cảm dưới 5 từ. Trẻ có ý thức về người khác và có khả năng nói trước phản ứng của người khác về hành vi của trẻ.

Tính khí của trẻ thay đổi thất thường. Từ một năm nay, trẻ thường đập đầu mỗi khi trẻ bị trái ý trẻ do tính khí hoặc khi cắt đứt một trò chơi mà trẻ đã chọn. Hành vi này gây đau khổ cho cha mẹ trẻ nhưng không gây tổn thương thể chất bề ngòai cho trẻ. Hình phạt cũng như tình cảm không giúp trẻ giảm bớt hành vi này.

Phân tích: Đối với trẻ việc đập đầu có nghĩa là gây sự chú ý tức thời của người khác. Trẻ không bận tâm để biết sự chú ý này gây phẫn nộ và để trừng phạt hoặc tạo lo âu và tình cảm. Trẻ hâu như chỉ biết là khi trẻ tự đập đầu, bạn thay đổi đòi hỏi của bạn và cho phép trẻ làm những gì trẻ muốn.

Mục tiêu: Giảm sự đập đầu bằng cách thay đổi phản ứng của bạn trước hành vi này, nghĩa là bạn không chú ý hoặc không thay đổi đòi hỏi của bạn.

Can thiệp:

  • Trong khi làm bài tập ở bàn (ghép hình, que, bút chì bột màu) bạn đặt bàn và ghế sao cho trẻ không thể đập đầu vào tường phía sau trẻ.
     
  • Khi trẻ bắt đầu đập đầu vào bàn, bạn kéo vật dụng về phía bạn và quay lưng lại cho trẻ. Bạn đếm khỏang đến 10 (khoảng 10 giây) và rồi bạn quay lại và trả cho trẻ vật dụng. Bạn giúp trẻ một chút lúc đầu, khen trẻ khi trẻ bắt đầu làm việc.
     
  • Bạn lặp lại phản ứng này mỗi khi trẻ đập đầu và không ngừng bài tập cho đến khi bài tập được làm xong (bạn có thể thu ngắn bài tập… Nếu ngày đó trẻ không khỏe nhưng bạn để ý những gì trẻ làm ở phần cuối để trẻ hiểu là trẻ không bỏ bài tập được).
     
  • Bạn tiếp tục làm điều đó trong 2 tuần, ghi trên bảng mỗi lần trẻ đập đầu (xem hình 10.1). Điều quan trọng là cho trẻ thấy bạn chú ý nhiều hơn và khen trẻ khi trẻ không đập đầu.

Ngày

Bài tập

Đập đầu (một dấu cho mỗi lần bạn quay lưng)

 

 

 

 

Hình - Bảng đập đầu.