TƯ VẤN, ĐĂNG KÝ VÀ TỔ CHỨC LỊCH HỌC CAN THIỆP SỚM CHO TRẺ MỖI NGÀY.

Cắn mu bàn tay của chính mình

Nguồn: Sách và tài liệu tham khảo "Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ"

Éric Schopler, Margaret Lansing, Leslie Waters

Dịch từ tiếng Pháp, được cô Trần Thị Khấn – Nguyễn Thị Khước chuyển thể và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính

Liên hệ
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG
ĐỂ GIÚP ĐỠ BẠN
Hỗ trợ trực tuyến
Để được hỗ trợ tốt nhất. Hãy gọi
Hoặc
Chat hỗ trợ trực tuyến
Chat với chúng tôi

Vấn đề: Cắn mu bàn tay của chính mình.

Bối cảnh tổng quát: Bé trai 8 tuổi, hành động tổng quát ở mức độ 4-5 tuổi, giao tiếp biểu cảm không vượt qua mức 2 tuổi, bàn tay trẻ phô bày những vết sẹo do thói quen cắn từ lâu mỗi khi người ta yêu cầu trẻ làm bài tập hoặc làm thêm một bài tập tiếp theo. Biện pháp phạt, la, rầy và đánh đòn không có tác dụng.

Phân tích: Hành vi cắn là cách trẻ bộc lộ rối lọan của trẻ. Điều đó thường cho phép trẻ đạt được những gì trẻ muốn hoặc chấm dứt yêu cầu công việc. Phản ứng về sự đau đớn của trẻ không đủ mạnh để báo trước sự tổn thương thể xác ở bàn tay trẻ. Trẻ cần một cách khác để bộc lộ rối loạn của trẻ, và bạn phải chấp nhận sự giao tiếp của trẻ và thương lượng (ví dụ trợ giúp nhiều hơn, rút ngắn bài tập, cho một sản phẩm thay thế những gì trẻ muốn mà không thể có).

Mục tiêu: Dạy trẻ hành vi xen kẽ để biểu lộ sự không hài lòng của trẻ nhưng ngăn cản trẻ cắn bàn tay trẻ.

Can thiệp:

  • Trong khi dạy những bài tập, bạn quan sát trẻ kỹ để có thể can thiệp đúng vào trước hoặc đang lúc trẻ bắt đầu tự cắn.
     
  • Bạn đưa tay nhanh, cản miệng trẻ và hướng đôi bàn tay trẻ về phía dưới bàn và nói “hai bàn tay ở dưới”. Bây giờ bảo trẻ bắt chước bạn: bạn lắc đầu và nói “không làm việc” hoặc “không muốn kẹo”, tùy nguyên nhân rối lọan của trẻ.
     
  • Khi trẻ sao chép giao tiếp này bạn thỏa thuận và nói “Được rồi, cô sẽ giúp con làm xong” hoặc “Được rồi, còn một bài t ập nữa, sau đó là kẹo”.