Trung tâm Gõ Là Mở luôn mở cửa chào đón Quý Phụ huynh đến trung tâm MỖI NGÀY để tham khảo hoạt động can thiệp sớm tại trung tâm dành cho trẻ mắc phải các rối loạn phổ tự kỷ, biểu hiện tăng động giảm chú ý, chậm nói, chậm nhận thức... và đăng ký lịch học cho con khi thấy chương trình tại trung tâm phù hợp với nhu cầu và mong đợi của Quý Phụ huynh.

Gặm cắn những đồ vật không ăn được

Nguồn: Sách và tài liệu tham khảo "Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ"

Éric Schopler, Margaret Lansing, Leslie Waters

Dịch từ tiếng Pháp, được cô Trần Thị Khấn – Nguyễn Thị Khước chuyển thể và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính

Liên hệ
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG
ĐỂ GIÚP ĐỠ BẠN
Hỗ trợ trực tuyến
Để được hỗ trợ tốt nhất. Hãy gọi
Hoặc
Chat hỗ trợ trực tuyến
Chat với chúng tôi

Vấn đề: Gặm cắn những đồ vật không ăn được.

Bối cảnh tổng quát: Bé gái đờ đẫn 8 tuổi, hành động khờ khạo nhẹ nhưng có trí nhớ tốt về thói quen và có khả năng tự đọc cao hơn tuổi của trẻ. Dù việc đọc của trẻ như thế nhưng sự hiểu về ngôn ngữ rất chậm. Trong khi xem truyền hình, họat động yêu thích của trẻ là xé và nhai những mảnh giấy, nhựa, chỉ của trường kỷ, v.v… Ở ngoài vườn, trẻ cho vào miệng cọng cây, hoa hoặc lá. Những bữa ăn gia đình bị quấy rầy bởi thói quen của trẻ lấy đá trong ly để nhai. Trẻ hoàn toàn bị xáo trộn khi những thói quen của trẻ bị cắt đứt. Những thói quen kiên trì của trẻ rất khó để thay đổi. Ta thử rầy trẻ, đánh trẻ, nhốt trẻ trong phòng, khen trẻ khi trẻ không nhai mà không thành công. Trẻ hiểu luật và ngưng khi ta nói với trẻ, nhưng trẻ chóng quên khi trẻ ở trước truyền hình hoặc chơi bên ngoài.

Phân tích: Trẻ có thể đừng nhai đồ vật khi ta gợi ý với trẻ, nhưng không có sự khích động của mẹ, trẻ trở nên vô thức về những gì trẻ làm. Hành vi này chứa đựng nguy hiểm với lý do những quả mọng có chất độc và những chất phun hóa học trong vườn. Trẻ cần sự nhắc lại luật “không ở miệng” khi mẹ trẻ vắng. Khả năng đọc của trẻ có thể dùng cho sự nhắc lại bằng mắt.

Mục tiêu: Dạy trẻ đừng nhai đồ vật không có sự khích động của mẹ.

Can thiệp: Chúng ta bắt đầu dạy trẻ đọc tờ bìa cứng có nội qui cho phép trẻ kiểm soát xung năng của trẻ. Khi trẻ hiểu bạn muốn trẻ đọc nội qui, hơn là nghe bạn đọc, bạn có thể dùng phương pháp này trong một loạt trường hợp khác nhau.

Giai đoạn 1: Trong những buổi làm việc, bạn bày trước mặt trẻ một ly nước đá và một cái thìa. Bạn để trước ly bìa cứng có ghi “Dùng thìa để gấp đá”. Khi trẻ quên và dùng bàn tay lấy đá, bạn không nói gì hết nhưng lấy ly ra nhanh chóng và ném hết đá. Bạn chỉ bìa cứng và bảo trẻ đọc trên bìa cứng. Bạn giải thích “Con đã quên nội qui; chúng ta sẽ làm lại sau”. Bạn cho trẻ cơ hội khác sau 5 đến 10 phút.

Giai đoạn 2: Trong những buổi làm việc, bạn để gần trẻ dụng cụ trẻ thích nhai. Bạn đặt bên cạnh bìa cứng có ghi “Không bỏ vào miệng con”. Bạn giải thích nếu trẻ nhớ lại nội qui trong 10 phút trẻ sẽ được kẹo cao su. Đừng nhắc lại bằng lời, nhưng hãy sẵn sàng lấy lại phần thưởng kẹo cao su nếu trẻ quên.

Giai đoạn 3: Ở dưới màn hình của máy truyền hình, bạn dán bìa cứng có ghi “Không bỏ vào miệng con”. Đừng khích động bằng lời. Bạn quan sát trẻ và mỗi lần trẻ quên và bỏ cái gì trong miệng, bạn đi nhẹ về máy truyền hình và tắt máy trong vài phút. Bạn chỉ bìa cứng và lắc đầu. Bạn đừng rầy la, và đừng nói gì hết để dỗ dành trẻ khi trẻ bị xáo trộn và nổi cáu.