Nguồn: Sách và tài liệu tham khảo "Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ"
Éric Schopler, Margaret Lansing, Leslie Waters
Dịch từ tiếng Pháp, được cô Trần Thị Khấn – Nguyễn Thị Khước chuyển thể và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính
Hành vi: Bám chặt cách ấu trĩ – trẻ bám chặt lâu nơi cổ của mẹ trẻ, rút chân lên khi ta để trẻ xuống đất và từ chối đi.
Can thiệp:
Một trẻ trai quá lớn để ta ẵm bồng như em bé, nhưng đương nhiên bạn có thể cho trẻ một sự tiếp xúc tình cảm. Vì trẻ quá cương quyết và không thay đổi dễ dàng thói quen của trẻ, chính bạn phải làm cuộc thay đổi.
Bạn có thể làm được:
1/ từ chối ẵm bồng trẻ,
2/ dạy trẻ những trò chơi mới về xã hội hóa để cung cấp tiếp xúc tình cảm.
Ví dụ, khi trẻ đứng lên để được bồng, bạn ngồi cạnh trẻ trên trường kỷ hoặc dưới đất và ôm trẻ vào cánh tay bạn. Sau đó bạn buông trẻ ra và dạy trẻ chơi “đi học về”. Bạn hát, cười, khen trẻ và vuốt ve trẻ. Sau cùng bạn giúp trẻ chơi trong vài giây với đồ chơi được ưa thích trước khi rời trẻ. Khi trẻ từ chối đi và muốn bạn bế trẻ, bạn đừng nhấc trẻ lên. Bạn đưa bàn tày cho trẻ và choàng cách tay bạn qua vai trẻ.
Nếu trẻ không chịu đi, bạn để kệ trẻ và bỏ đi. Sau đó bạn quay lại và thử lần nữa.
Bạn động viên trẻ đến với bạn bằng cách đưa một đồ chơi hoặc bánh kẹo để dụ trẻ. Lúc đầu trẻ sẽ khổ sở nhưng nếu bạn tiếp tục không ẵm trẻ, trẻ sẽ hiểu rằng nội qui đã thay đổi.
Lý do thành công: Mặc dù trẻ còn bối rối trong vài ngày, nhưng trẻ thích thú trong trò chơi “đi học về” và hài lòng không còn bám víu nữa. Trẻ có khả năng chơi trong vài phút với đồ chơi của trẻ sau khi mẹ trẻ ra đi. Trẻ sẵn sàng đi bên cạnh mẹ khi trẻ thấy điều gì trẻ thích như là mục tiêu. Cách bám víu ấu trĩ hình như một phần do thói quen cũ và một phần do không khả năng nghĩ ra điều gì khác để làm.