Trung tâm Gõ Là Mở luôn mở cửa chào đón Quý Phụ huynh đến trung tâm MỖI NGÀY để tham khảo hoạt động can thiệp sớm tại trung tâm dành cho trẻ mắc phải các rối loạn phổ tự kỷ, biểu hiện tăng động giảm chú ý, chậm nói, chậm nhận thức... và đăng ký lịch học cho con khi thấy chương trình tại trung tâm phù hợp với nhu cầu và mong đợi của Quý Phụ huynh.

Miếng ván có bù loong 2

Nguồn: Sách và tài liệu tham khảo "Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ"

Liên hệ
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG
ĐỂ GIÚP ĐỠ BẠN
Hỗ trợ trực tuyến
Để được hỗ trợ tốt nhất. Hãy gọi
Hoặc
Chat hỗ trợ trực tuyến
Chat với chúng tôi

Phối hợp mắt-bàn tay, tự chủ, 4 - 5 tuổi

VẬN ĐỘNG TINH, THAO TÁC, 4 - 5 TUỔI

CẢM NHẬN THỊ GIÁC, 4 - 5 TUỔI

Mục đích: Cải thiện sự phối hợp mắt-bàn tay và sự phân biệt kích cỡ.

Mục tiêu: Ghép miếng ván có bù loong gồm 3 đinh ốc và bù loong có kích cỡ khác nhau.

Dụng cụ: Miếng ván (khoảng 30 cm chiều dài, 10 cm chiều rộng và 2 cm chiều dày), 3 đinh ốc và bù loong kích cỡ khác nhau (xem bài tập 143).

Tiến trình:

  • Khi trẻ có khả năng lắp ráp miếng ván có bù loong đơn giản, bạn làm một miếng ván có bù loong phức tạp hơn bằng cách dùng 3 bù loong có kích cỡ khác nhau. Đặt miếng ván trên bàn trước trẻ và để rải rác 3 con ốc kích cỡ khác nhau quanh tấm ván.
  • Bạn cầm bàn tay trẻ và giúp trẻ lượm một con ốc. Bạn chắc chắn là trẻ nhìn bạn và bạn thử con ốc trên tất cả đinh bù loong cho đến khi bạn thấy đinh bù loong nào hợp với con ốc đó. Khi bạn thử con ốc trên đinh bù loong không phù hợp, bạn cười, lắc đầu và nói “không được”.
  • Khi bạn thấy cặp trùng khớp, bạn nghiêng đầu và nói “được rồi” và giúp trẻ vặn ốc.
  • Lặp lại bài tập với đinh ốc thứ hai và thứ ba. Khi bạn đã giúp trẻ ở con ốc thứ hai, bạn xem trẻ có thể tự lượm được con ốc thứ ba và tìm ra đinh bù loong còn trống không.
  • Lặp lại bài tập này cho đến khi trẻ có thể hoàn thành hết tấm ván một mình (bạn chỉ giúp trẻ khi trẻ cần).