Trung tâm Gõ Là Mở luôn mở cửa chào đón Quý Phụ huynh đến trung tâm MỖI NGÀY để tham khảo hoạt động can thiệp sớm tại trung tâm dành cho trẻ mắc phải các rối loạn phổ tự kỷ, biểu hiện tăng động giảm chú ý, chậm nói, chậm nhận thức... và đăng ký lịch học cho con khi thấy chương trình tại trung tâm phù hợp với nhu cầu và mong đợi của Quý Phụ huynh.

Trò chơi có - không

Nguồn: Sách và tài liệu tham khảo "Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ"

Éric Schopler, Margaret Lansing, Leslie Waters

Dịch từ tiếng Pháp, được cô Trần Thị Khấn – Nguyễn Thị Khước chuyển thể và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính

Liên hệ
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG
ĐỂ GIÚP ĐỠ BẠN
Hỗ trợ trực tuyến
Để được hỗ trợ tốt nhất. Hãy gọi
Hoặc
Chat hỗ trợ trực tuyến
Chat với chúng tôi

Khả năng bằng lời, từ vựng, 2 - 3 tuổi

KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 2 - 3 TUỔI

Mục đích: Cải thiện sự hiểu biết tên và đồ vật và phát triển khả năng nghe những câu hỏi ngắn và trả lời chính xác “có” hoặc “không”.

Mục tiêu: Dùng “có” hoặc “không” một cách chính xác bằng cách nhìn đồ vật và trả lời câu hỏi “Có phải đây là?”

Dụng cụ: Hai hộp nhỏ, 5 đến 8 vật dụng thường dùng trong nhà mà trẻ biết (giày, tách, bóng, thìa, xà phòng).

Tiến trình:

  • Bạn ngồi vào bàn đối diện trẻ với 2 cái hộp được đặt trên bàn giữa bạn và trẻ. Bạn chỉ cho trẻ mỗi đồ vật mà bạn dùng, sau đó bỏ chúng hết vào một hộp. Khi chỉ cho trẻ mỗi đồ vật, bạn giúp trẻ hiểu bài tập gồm mấy phần.
  • Bạn lấy một đồ vật trong hộp và cầm cho trẻ xem. Bạn chắc chắn trẻ nhìn đồ vật đó và hỏi trẻ “Có phải chiếc giày không?”. Lúc đầu chắc bạn phải trả lời câu hỏi để trẻ bắt chước câu trả lời. Bạn nói “Không, đây không phải là chiếc giày”.
  • Bạn để đồ vật đó trong hộp khác để trẻ biết là bạn đã làm xong với đồ vật đó. Bạn cũng làm như vậy với mỗi đồ vật cho tới khi tất cả các đồ vật được để trong hộp làm xong.
  • Lúc đầu trẻ chỉ có thể trả lời “có”hoặc “không” hoặc gật, lắc đầu.
  • Khi trẻ đã quen với bài tập, động viên trẻ lặp lại nguyên câu. Ví dụ “đúng, đây là cái tách”. Bạn bắt đầu với một số ít đồ vật sau tăng dần lên số đồ vật để cải thiện sự tập trung của trẻ.
  • Khi chọn lựa đồ dùng cho trò chơi này, bạn chú ý lấy đồ vật mà trẻ biết tên, nếu không thì bài tập quá rối đối với trẻ. Bạn khái quát hóa câu trả lời bằng “có”hoặc “không” suốt ngày bằng cách đặt câu hỏi đơn giản như “con muốn đi đến ghế xít đu không?” hoặc “ có phải tên con là…?”