Các bước dạy trẻ
- Trả lời câu hỏi về nguyên nhân: Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Yêu cầu trẻ chú ý và hỏi trẻ một câu hỏi về nguyên nhân (ví dụ: “Tại sao con lại uống nước?”). Gợi ý cho trẻ trả lời câu hỏi đó (ví dụ: “Vì con khát nước”) khen thưởng lại cách thực hiện của trẻ, càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ. Cuối cùng khen thưởng những cách trẻ làm đúng mà không cần gợi ý.
- Câu hỏi giả định: Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Yêu cầu trẻ chú ý và hỏi trẻ một câu hỏi giả định (ví dụ: “Nếu con khát nước con sẽ làm gì?”). Gợi ý cho trẻ trả lời câu hỏi đó (Ví dụ : “Con sẽ uống nước”). Khen thưởng lại cách thực hiện của trẻ, càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ. Cuối cung chỉ khen thưởng những cách trẻ làm đúng mà không cần gợi ý.
- Điều kiện trước tiên: Trẻ trả lời các câu hỏi ai/ cái gì/ ở đâu, nhận biết được hành động, cảm xúc và chức năng.
- Gợi ý cách dạy: Làm mẫu cách thực hiện cho trẻ.
- Từ khóa: ăn, nóng, ngủ, khóc, khám bệnh, mặc thêm áo, tắm, mang ô dù, đói, khát, mệt, đau, ốm, lạnh, bẩn, mưa ...
- Gợi ý bổ trợ: Nên dạy trẻ một cách ngẫu nhiên (ví dụ khi con bạn đòi uống nước, hãy hỏi trẻ “Vì sao con muốn uống nước?”. Gợi ý cho trẻ trả lời “Vì con khát” sau đó mới đưa nước cho trẻ). Dạy trẻ các câu hỏi về tranh ảnh (ví dụ: khi con bạn xem ảnh một cậu bé đang khóc vì vừa ngã xe đạp, hãy đặt câu hỏi “Vì sao bạn ấy lại khóc?”. Gợi ý cho trẻ trả lời “Vì bạn ấy bị ngã xe”.
Giải thích cách đánh giá khả năng tiếp thu của trẻ: Đánh dấu “+” vào ô số:
- Nếu trẻ trả lời thực hiện đúng mà không cần nhắc.
- Nếu trẻ trả lời thực hiện đúng do sự hỗ trợ và nhắc nhở củ cô giáo.
- Nếu trẻ không trả lời / thực hiện được kể cả có sự hỗ trợ và nhắc nhở của cô giáo