Trung tâm Gõ Là Mở luôn mở cửa chào đón Quý Phụ huynh đến trung tâm MỖI NGÀY để tham khảo hoạt động can thiệp sớm tại trung tâm dành cho trẻ mắc phải các rối loạn phổ tự kỷ, biểu hiện tăng động giảm chú ý, chậm nói, chậm nhận thức... và đăng ký lịch học cho con khi thấy chương trình tại trung tâm phù hợp với nhu cầu và mong đợi của Quý Phụ huynh.

Trả lời các câu hỏi về một câu chuyện

Nguồn: Sách và tài liệu tham khảo "100 bài tập can thiệp hành vi của Catherine Maurice"

Liên hệ
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG
ĐỂ GIÚP ĐỠ BẠN
Hỗ trợ trực tuyến
Để được hỗ trợ tốt nhất. Hãy gọi
Hoặc
Chat hỗ trợ trực tuyến
Chat với chúng tôi

Các bước dạy trẻ 

  1. Quan sát tranh ảnh: Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Cho trẻ xem một bức tranh/ ảnh về một người đang thực hiện một hành động tại một nơi nào đó (ví dụ: cho trẻ xem một bức ảnh của một người anh em đang bơi ở biển), đồng thời kể cho em nghe một câu chuyện đơn giản về nhân vật đó (ví dụ: “Ngày xưa, một hôm Bally đi bơi ở bãi biển”). Hỏi trẻ các câu hỏi về câu chuyện đó (ví dụ: “Ai đi bơi?”, “Bally đã đi đâu?”, “Bally đã làm gì ở biển?”). Gợi ý cho trẻ trả lời từng câu hỏi (ví dụ: “Billy...... đến bãi biển …... anh ấy đi bơi”). Khen và thưởng cho trẻ đồng thời giảm gợi ý cho trẻ. Dần dần, khen thưởng cách trả lời của trẻ mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng những khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý.

 

  1. Kể chuyện bằng lời: Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Kể cho trẻ nghe một câu chuyện đơn giản (ví dụ: Một hôm mẹ đến cửa hàng và mua một ít kem) và hỏi trẻ một số câu hỏi về câu chuyện đó (ví dụ: “Ai đã đến cửa hàng?, mẹ đã đi đâu?, mẹ đã mua gì ở cửa hàng?” ). Gợi ý cho trẻ trả lời từng câu hỏi (ví dụ: “mẹ, đến cửa hàng, mua kem”). Khen thưởng câu trả lời đồng thời giảm gợi ý cho trẻ. Dần dần khen và thưởng những khi trẻ trả lời đúng mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng mỗi khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý .

 

  1. Đọc chuyện cho trẻ nghe: Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Đọc cho trẻ nghe một câu chuyện trong cuốn chuyện đọc dành cho trẻ và hỏi một số câu hỏi về câu chuyện ấy. Gợi ý cho trẻ trả lời từng câu hỏi ấy. Khen thưởng câu trả lời của trẻ đồng thời giảm gợi ý cho trẻ. Dần dần chỉ khen thưởng những câu trẻ trả lời đúng mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen thưởng những khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý.

 

  1. Kể chuyện bằng lời ở mức độ khó hơn: Ngồi trên ghế đối diện với trẻ, kể cho trẻ nghe một câu chuyện dài bốn câu (ví dụ: “Một hôm có một cậu bé tên Minh đến công viên. ở đó cậu ta thấy một quả bóng màu đỏ. Cậu bé mang quả bóng đó về nhà khoe với mẹ. Sau bữa tối cậu bé chơi với quả bóng đó rồi đi ngủ”) và hỏi trẻ một số câu hỏi về câu chuyện ấy. Gợi ý cho trẻ trả lời từng câu hỏi ấy. Khen thưởng câu trả lời của trẻ đồng thời giảm gợi ý cho trẻ. Dần dần, chỉ khen và thưởng cho trẻ khi trẻ trả lời đúng mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng cho trẻ khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý.
  • Giáo cụ: Các tranh ảnh người thân trong gia đình đang làm việc ở một nơi nào đó và một số cuốn chuyện dành cho trẻ nhỏ.
  • Điều kiện trước tiên: Phân biệt được các câu hỏi về đồ vật và tranh ảnh, có khả năng nhớ lại các sự việc.

  • Gợi ý bổ trợ: Nếu con bạn gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài, hãy dạy từng câu hỏi cho trẻ, sau đó hỏi trẻ ngẫu nhiên từng câu hỏi hoặc giảm độ phức tạp của câu chuyện (ví dụ: “Mẹ đến cửa hàng”, “Ai đến cửa hàng?”).

Giải thích cách đánh giá khả năng tiếp thu của trẻ: Đánh dấu “+” vào ô số:

  1. Nếu trẻ trả lời thực hiện đúng mà không cần nhắc.
  2. Nếu trẻ trả lời thực hiện đúng do sự hỗ trợ và nhắc nhở củ cô giáo.
  3. Nếu trẻ không trả lời / thực hiện được kể cả có sự hỗ trợ và nhắc nhở của cô giáo