Khả năng bằng lời, từ vựng, 2 - 3 tuổi
KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 2 - 3 TUỔI
KỸ NĂNG NHẬN THỨC, SẮP XẾP CÙNG LOẠI, 2 - 3 TUỔI
CẢM NHẬN THỊ GIÁC, 1 - 2 TUỔI
KỸ NĂNG NHẬN THỨC, ĐỌC, 6 - 7 TUỔI (KHÔNG BẮT BUỘC)
Mục đích: Cải thiện khả năng bộc phát trả lời những câu hỏi và nêu tên các đồ vật.
Mục tiêu: Nêu một loạt đồ vật trong một loại được biết chỉ dựa trên cơ bản cảm nhận bằng mắt.
Dụng cụ: Đồ vật thường dùng ở nhà nhóm lại từng loại (ví dụ, đồ ngon để ăn: táo, chuối, khoanh bánh ngọt và bánh bít quy)
Tiến trình:
- Khi trẻ có khả năng xác định những đồ vật cùng một loại hoặc trẻ chỉ hoặc trẻ đi tìm những đồ vật đó, bạn bắt đầu dạy trẻ xác định những đồ vật đó một cách biểu cảm. (Chủ yếu bạn theo dõi cùng phương pháp mà bạn sử dụng để xác định thụ cảm những đồ vật)
- Bạn để rải rác những đồ vật ở mọi nơi xung quanh phòng mà trẻ có thể thấy chúng rõ ràng từ nơi trẻ ngồi với bạn. Bạn hỏi “Con, cái gì để ăn?”. Bạn nhấn mạnh rõ ràng loại đó.
- Lúc đầu, trẻ có thể chỉ hoặc đi tìm đồ vật vì đó là công việc của bài tập trước. Lần này, bạn ngăn chặn trẻ đứng dậy để tìm đồ vật. Khi trẻ chỉ đồ vật thích hợp, bạn nói “Con ơi, cái gì đây?”. Chính bạn nêu tên đồ vật một số lần và cho trẻ lặp lại từ đó.
- Vì đa số những từ này sẽ khó đối với trẻ, bạn nên mong đợi những câu trả lời không đầy đủ. Càng lúc bạn tiếp tục bài tập, bạn khuyến khích trẻ nói một cách chính xác hơn.
- Nếu trẻ không tìm tất cả những đồ vật cùng một loại, bạn gây sự chú ý của trẻ trên những đồ vật còn lại và tiếp tục cùng một tiến trình.
- Khi bạn gia tăng nhiều loại mà trẻ có thể xác định một cách biểu cảm và thụ cảm, trẻ bắt đầu học sự phân biệt giữa “Ở đâu có cái gì màu xanh?” trẻ phải chỉ, và “Cái gì màu xanh?” trẻ phải nêu tên.