Trung tâm Gõ Là Mở luôn mở cửa chào đón Quý Phụ huynh đến trung tâm MỖI NGÀY để tham khảo hoạt động can thiệp sớm tại trung tâm dành cho trẻ mắc phải các rối loạn phổ tự kỷ, biểu hiện tăng động giảm chú ý, chậm nói, chậm nhận thức... và đăng ký lịch học cho con khi thấy chương trình tại trung tâm phù hợp với nhu cầu và mong đợi của Quý Phụ huynh.

Dạy trẻ nói “Đây là cái gì”

Nguồn: Sách và tài liệu tham khảo "100 bài tập can thiệp hành vi của Catherine Maurice"

Liên hệ
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG
ĐỂ GIÚP ĐỠ BẠN
Hỗ trợ trực tuyến
Để được hỗ trợ tốt nhất. Hãy gọi
Hoặc
Chat hỗ trợ trực tuyến
Chat với chúng tôi

Các bước dạy trẻ 

Đặt trong một chiếc túi và yêu cầu trẻ: “Nói cho trẻ biết trong túi có gì?”. Gợi ý cho trẻ lấy từng thứ đồ vật ra khỏi túi (Cầm tay trẻ và hướng dẫn bằng lời), giơ vật đó lên và nói (ví dụ: “quả bóng, ô tô...”). Ngay khi trẻ cầm lên một đồ vật chưa biết, hãy gợi ý cho trẻ hỏi “Đây là gì?”. Khen thưởng câu hỏi của trẻ (có thể khen trẻ: “Con giỏi lắm”) và trả lời cho câu hỏi đó (vi dụ: “Đó là chiếc dập ghim”). Khen và thưởng cho câu trả lời cho câu trả lời của trẻ và càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ. Cuối cùng chỉ khen và thưởng mỗi khi trả lời đúng mà không cần gợi ý. Nên sau một vài lần lại thay đổi đồ vật.

  • Giáo cụ: Các đồ vật đã biết hoặc chưa biết.
  • Điều kiện trước tiên: Trẻ biết nhận biết đồ vật, bắt chước câu hỏi “Đây là cái gì?”, biết nói “Con không biết” với những đồ vật và tranh ảnh mà trẻ chưa biết.
  • Gợi ý cách dạy: Đặt câu hỏi mẫu cho trẻ. Có thể kéo dài thời gian bằng cách làm mẫu câu hỏi ngay sau khi trẻ giơ lên những đồ vật mà trẻ chưa biết. Mỗi lần thực hiện trong 2 giây đồng thời giảm dần gợi ý cho trẻ. Làm mẫu ngữ điệu của câu hỏi để trẻ làm theo.

 

  • Gợi ý bổ trợ: Hãy xác định trước những đồ vật mà trẻ đã biết hoặc chưa biết. Khái quát hoá việc đăt câu hỏi của trẻ trong những tình huống tự nhiên (ví dụ: trong bữa ăn tối, con bạn không biết một món ăn nào đó, hãy gợi ý cho con bạn hỏi món ăn đó là món gì). Nên sử dụng các đồ vật có sức hấp dẫn đối với trẻ (ví dụ như các đồ chơi mới có nhiều màu sắc). Rút ngắn dần khoảng cách giữa bạn và trẻ để trẻ có thể bước đến với bạn, giơ đồ vật ra và đặt câu hỏi.

Giải thích cách đánh giá khả năng tiếp thu của trẻ: Đánh dấu “+” vào ô số:

  1. Nếu trẻ trả lời thực hiện đúng mà không cần nhắc.
  2. Nếu trẻ trả lời thực hiện đúng do sự hỗ trợ và nhắc nhở củ cô giáo.
  3. Nếu trẻ không trả lời / thực hiện được kể cả có sự hỗ trợ và nhắc nhở của cô giáo