Trung tâm Gõ Là Mở luôn mở cửa chào đón Quý Phụ huynh đến trung tâm MỖI NGÀY để tham khảo hoạt động can thiệp sớm tại trung tâm dành cho trẻ mắc phải các rối loạn phổ tự kỷ, biểu hiện tăng động giảm chú ý, chậm nói, chậm nhận thức... và đăng ký lịch học cho con khi thấy chương trình tại trung tâm phù hợp với nhu cầu và mong đợi của Quý Phụ huynh.

Trò chơi giả vờ, mức độ trung bình

Nguồn: Sách và tài liệu tham khảo "Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ"

Éric Schopler, Margaret Lansing, Leslie Waters

Dịch từ tiếng Pháp, được cô Trần Thị Khấn – Nguyễn Thị Khước chuyển thể và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính

Liên hệ
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG
ĐỂ GIÚP ĐỠ BẠN
Hỗ trợ trực tuyến
Để được hỗ trợ tốt nhất. Hãy gọi
Hoặc
Chat hỗ trợ trực tuyến
Chat với chúng tôi

Xã hội hóa, tương tác cá nhân, 4 - 5 tuổi

KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 3 - 4 TUỔI

Mục đích: Phát triển khả năng tưởng tượng trò chơi và cải thiện tương tác xã hội.

Mục tiêu: Tích cực tham gia giai đoạn giả vờ khoảng 5 phút.

Dụng cụ: Thú nhồi bông.

Tiến trình:

  • Khi trẻ đã bắt đầu tham gia vào những trò chơi giả vờ nhỏ, bạn nhớ lại những gì bạn biết về sự vui thích của trẻ, bạn tưởng tượng ra và sọan thảo những đọan giả vờ trong 5 phút phức tạp hơn mà bạn sẽ chơi chung. Ví dụ bạn có thể giả vờ đi “săn gấu”. Bạn giấu thú nhồi bông vào một nơi nào trong nhà rồi bạn đi tìm con gấu đó. Bạn đi nhè nhẹ, nhón gót khắp nhà như thể bạn muốn bất thình lình tóm được con gấu. Bảo trẻ sục sạo những đồ vật xem có con gấu ở đó.
  • Khi bạn tìm ra con gấu, bạn chạy trốn như thể là con gấu rượt đuổi bạn. Dựa vào trí tưởng tượng của bạn để bạn soạn thảo những câu chuyện khác để chơi (bạn đảm bảo là trẻ tham gia một cách tích cực).