Trung tâm Gõ Là Mở luôn mở cửa chào đón Quý Phụ huynh đến trung tâm MỖI NGÀY để tham khảo hoạt động can thiệp sớm tại trung tâm dành cho trẻ mắc phải các rối loạn phổ tự kỷ, biểu hiện tăng động giảm chú ý, chậm nói, chậm nhận thức... và đăng ký lịch học cho con khi thấy chương trình tại trung tâm phù hợp với nhu cầu và mong đợi của Quý Phụ huynh.

Phân biệt những gì ăn được với những gì không ăn được

Nguồn: Sách và tài liệu tham khảo "Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ"

Éric Schopler, Margaret Lansing, Leslie Waters

Dịch từ tiếng Pháp, được cô Trần Thị Khấn – Nguyễn Thị Khước chuyển thể và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính

Liên hệ
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG
ĐỂ GIÚP ĐỠ BẠN
Hỗ trợ trực tuyến
Để được hỗ trợ tốt nhất. Hãy gọi
Hoặc
Chat hỗ trợ trực tuyến
Chat với chúng tôi

Tự lập, tự ăn, 2 - 3 tuổi

KỸ NĂNG NHẬN THỨC, SẮP XẾP CÙNG LOẠI, 2 - 3 TUỔI

KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 1 -2 TUỔI

Mục đích: Cải thiện khả năng tự ăn một cách độc lập.

Mục tiêu: Phân biệt giữa chất ăn được và những chất không ăn được không trợ giúp.

Dụng cụ: Thức ăn, đồ vật không ăn được (nhưng không độc), như hình khối, hạt chuỗi và sỏi.

Tiến trình:

  • Bạn ngồi vào bàn với trẻ, đặt một miếng thức ăn và một đồ vật không ăn được trên bàn trước mặt trẻ, ví dụ như hòn sỏi và một viên kẹo. Bạn nói “Con ăn” và làm dấu hiệu cho trẻ ăn một vật đặt trên bàn.
  • Nếu trẻ chọn hòn sỏi, bạn giữ tay trẻ lại, hướng sự chú ý của trẻ về hòn sỏi, lắc đầu và nói “Không ăn được”. Sau đó bạn hướng tay trẻ về phía viên kẹo và nói “An được”. Bạn khen trẻ ngay đã “ăn tốt”.
  • Bạn lấy nhanh chóng vật không ăn được ra khỏi bàn và thay thế bằng một cặp đồ vật mới.
  • Lặp lại tiến trình bằng cách đa dạng hóa mỗi lần những vật ăn được và không ăn được. Bạn thử đưa vào càng nhiều đồ ăn và nhiều đồ vật khác nhau (như xà bông, đất mùn, bút chì, v,v…) để trẻ hiểu. Khen trẻ mỗi lần trẻ chọn đúng đồ vật và loại ra đồ vật không ăn được.