Trung tâm Gõ Là Mở luôn mở cửa chào đón Quý Phụ huynh đến trung tâm MỖI NGÀY để tham khảo hoạt động can thiệp sớm tại trung tâm dành cho trẻ mắc phải các rối loạn phổ tự kỷ, biểu hiện tăng động giảm chú ý, chậm nói, chậm nhận thức... và đăng ký lịch học cho con khi thấy chương trình tại trung tâm phù hợp với nhu cầu và mong đợi của Quý Phụ huynh.
Giống nhau: Đặt lên bàn trước mặt trẻ 3 đồ vật, trong đó có hai cái giống nhau (ví dụ: hai cái thìa và một quả bóng). Yêu cầu trẻ chú ý và hỏi trẻ : “Những cái nào giống nhau?”. Gợi ý cho trẻ đưa cho bạn hai đồ vật giống nhau. Khen và thưởng cho trẻ đồng thời giảm dần gợi ý cho trẻ. Dần dần chỉ khen thưởng trẻ khi trẻ trả lời đung mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng cho trẻ khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý.
Khác nhau: Đặt lên bàn trước mặt trẻ 3 đồ vật, trong đó có 2 cái giống nhau (ví dụ: hai cái thìa và một quả bóng). Yêu cầu trẻ chú ý và hỏi trẻ: “Cái nào khác những cái còn lại?”. Gợi ý cho trẻ đưa cho bạn đồ vật khác hai đồ vật còn lại. Khen và thưởng cho trẻ đồng thời giảm dần gợi ý cho trẻ. Dần dần chỉ khen và thưởng những khi trẻ trả lời đúng mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng những khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý.
Dạy ngẫu nhiên sự giống nhau và khác nhau: Đặt lên bàn trước mặt trẻ 3 đồ vật, trong đó có 2 cái giống nhau (hai cái thìa và một quả bóng). Yêu cầu trẻ chú ý và hỏi trẻ: “Cái nào khác nhau?”, hoặc “Những cái nào giống nhau?”. Gợi ý cho trẻ làm theo yêu cầu. Khen và thưởng cho trẻ mỗi lần trẻ trả lời đúng đồng thời giảm dần gợi ý cho trẻ. Dần dần khen thưởng cách làm của trẻ mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng những khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý.
Giáo cụ: Đồ vật.
Điều kiện trước tiên: Đánh dấu đồ vật, nhận biết đồ vật, màu sắc, các loại đồ vật
Gợi ý cách dạy: Cầm tay trẻ để gợi ý cho trẻ đưa cho bạn đúng đồ vật.
Gợi ý bổ trợ: Nên bắt đầu với những đồ vật giống nhau (ví dụ: hai cái thìa và một cái mũ), sau đó sử dụng những đồ vật giống nhau dựa vào màu sắc (quả bóng đỏ, cái chén đỏ, chiếc giầy xanh), sau đó sử dụng những đồ vật dựa vào sự phân loại (ví dụ: quả táo, quả chuối, cái cốc).
Giải thích cách đánh giá khả năng tiếp thu của trẻ: Đánh dấu “+” vào ô số:
Nếu trẻ trả lời thực hiện đúng mà không cần nhắc.
Nếu trẻ trả lời thực hiện đúng do sự hỗ trợ và nhắc nhở củ cô giáo.
Nếu trẻ không trả lời / thực hiện được kể cả có sự hỗ trợ và nhắc nhở của cô giáo