NHẬN TƯ VẤN VÀ ĐĂNG KÝ LỊCH HỌC CAN THIỆP CHO TRẺ MỖI NGÀY.

Ghép những phần thân thể

Nguồn: Sách và tài liệu tham khảo "Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ"

Éric Schopler, Margaret Lansing, Leslie Waters

Dịch từ tiếng Pháp, được cô Trần Thị Khấn – Nguyễn Thị Khước chuyển thể và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính

Liên hệ
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG
ĐỂ GIÚP ĐỠ BẠN
Hỗ trợ trực tuyến
Để được hỗ trợ tốt nhất. Hãy gọi
Hoặc
Chat hỗ trợ trực tuyến
Chat với chúng tôi

Kỹ năng nhận thức, ngôn ngữ thụ cảm, 4 - 5 tuổi

PHỐI HỢP MẮT-BÀN TAY, TỰ CHỦ, 4 - 5 TUỔI

KHẢ NĂNG BẰNG LỜI, TỪ VỰNG, 2 - 3 TUỔI (KHÔNG BẮT BUỘC)

Mục đích: Cải thiện sự hiểu biết những khái niệm về thân thể.

Mục tiêu: Ghép đúng những phần thân thể.

Dụng cụ: Giấy màu, kéo, bìa cứng.

Tiến trình:

  • Bạn cắt những miếng giấy tô màu có hình dạng các phần khác nhau của thân thể. Lúc đầu bạn chỉ sử dụng 3 miếng tượng trưng cho đầu, thân và chân. Sau này khi trẻ khéo léo hơn, bạn thêm những phần mặt, bàn tay, bàn chân, v,v…
  • Bạn nắm sự chú ý của trẻ và chỉ cho trẻ làm thế nào để phối hợp đúng những miếng hình dạng thân thể trên giấy cứng. Nêu tên mỗi phần khi bạn đưa phần đó gần đến.
  • Bạn tháo gỡ hình ảnh đó ra và cho trẻ lắp ghép lại hình ảnh đó lần thứ hai.
  • Giúp trẻ phối hợp 2 miếng đầu, rồi đưa cho trẻ miếng thứ ba và nói “con gắn miếng đó vào”.
  • Nếu trẻ chưa sẵn sàng để miếng đó hoặc trẻ đặt không đúng, bạn hướng dẫn bàn tay trẻ về vị trí đúng.
  • Lặp lại tiến trình này cho tới khi trẻ có thể tự xếp 3 phần vào đúng vị trí.
  • Khi trẻ có khả năng làm xong hình ghép 3 mảnh không trợ giúp, bạn thêm dần nhiều phần thân thể hơn (chú ý nêu tên gọi mỗi phần thân thể khi trẻ đặt vào vị trí). Trẻ cần một thời gian để học tên gọi nhưng trẻ phải quen nghe những tên đó.