Các bước dạy trẻ
- Khi xem tranh ảnh: Cho trẻ xem một bức ảnh trong đó có thể đoán trước một sự việc sẽ xảy ra (ví dụ: một bức ảnh cậu bé đang rót nước). Hỏi trẻ một trong các câu hỏi sau “Con nghĩ (bạn ấy) sắp sửa làm gì?”, hoặc “Con thử đoán xem điều gì sẽ xảy ra trong bức tranh này?”. Gợi ý cho trẻ trả lời đúng những gì sẽ xảy ra tiếp theo (ví dụ: “Bạn ấy sẽ uống nước”) khen thưởng lại cách thực hiện của trẻ, càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ. Cuối cùng khen thưởng những cách trẻ làm đúng mà không cần gợi ý.
- Khi nghe kể chuyện: Kể cho trẻ nghe một câu chuyện trong đó có thể đoán trước một sự việc sẽ xảy ra (ví dụ: “Một hôm Nam cảm thấy đói bụng, bạn ấy quyết định lấy bánh để ăn. khi vào bếp để lấy bánh, bạn ấy phát hiện không còn chiếc bánh nào). Hãy hỏi trẻ “Con nghĩ (Nam) sẽ làm gì?” hoặc “Con thử đoán điều gì sẽ xảy ra?”. Gợi ý cho trẻ trả lời đúng những gì sẽ xảy ra tiếp theo (ví dụ : “Bạn ấy sẽ đến hiệu bánh để mua” hoặc “Bạn ấy sẽ làm thứ khác để ăn”. Khen thưởng lại cách thực hiện của trẻ, càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ. Cuối cùng, chỉ khen thưởng những cách trẻ làm đúng mà không cần gợi ý.
- Giáo cụ: Các tranh ảnh trong đó có thể đoán trước một sự việc sẽ xảy ra
- Điều kiện trước tiên: Trẻ biết mô tả các sự kiện bất thường,trả lời các câu hỏi về nguyên nhân, kể chuyện, nhắc lại các sự việc, biết hoàn câu một cách lôgíc.
- Gợi ý cách dạy: Làm mẫu cách thực hiện để trẻ làm theo.

- Từ khóa: tiếp theo, đoán ...
- Gợi ý bổ trợ: Khi dạy,nên sử dụng các bức tranh ảnh mà trong đó có thể đoán trước sẽ có một sự việc sẽ xảy ra.
Giải thích cách đánh giá khả năng tiếp thu của trẻ: Đánh dấu “+” vào ô số:
- Nếu trẻ trả lời thực hiện đúng mà không cần nhắc.
- Nếu trẻ trả lời thực hiện đúng do sự hỗ trợ và nhắc nhở củ cô giáo.
- Nếu trẻ không trả lời / thực hiện được kể cả có sự hỗ trợ và nhắc nhở của cô giáo