Trung tâm Gõ Là Mở luôn mở cửa chào đón Quý Phụ huynh đến trung tâm MỖI NGÀY để tham khảo hoạt động can thiệp sớm tại trung tâm dành cho trẻ mắc phải các rối loạn phổ tự kỷ, biểu hiện tăng động giảm chú ý, chậm nói, chậm nhận thức... và đăng ký lịch học cho con khi thấy chương trình tại trung tâm phù hợp với nhu cầu và mong đợi của Quý Phụ huynh.

Bắt chước tiếng động đồ vật

Nguồn: Sách và tài liệu tham khảo "Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ"

Éric Schopler, Margaret Lansing, Leslie Waters

Dịch từ tiếng Pháp, được cô Trần Thị Khấn – Nguyễn Thị Khước chuyển thể và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính

Liên hệ
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG
ĐỂ GIÚP ĐỠ BẠN
Hỗ trợ trực tuyến
Để được hỗ trợ tốt nhất. Hãy gọi
Hoặc
Chat hỗ trợ trực tuyến
Chat với chúng tôi

Bắt chước âm thanh, 1 - 2 tuổi

BẮT CHƯỚC, VẬN ĐỘNG, 1 - 2 TUỔI

KỸ NĂNG BẰNG LỜI, LUYỆN GIỌNG, 1 - 2 TUỔI

Mục đích: Cải thiện cách phát âm và tăng chú ý cử động miệng.

Mục tiêu: Bắt chước thành công tiếng động phối hợp với 3 đồ chơi hoặc đồ vật thường dùng ở nhà.

Dụng cụ: 3 đồ chơi hoặc đồ vật thường dùng ở nhà có tiếng động đặc thù (ví dụ đồng hồ treo tường, chuông, xe).

Tiến trình:

  • Đặt 3 đồ vật một bên bàn để trẻ có thể nhìn chính xác bài tập gồm bao nhiêu phần.
  • Lấy 1 đồ vật và gây tiếng động phù hợp. Nếu đồ vật cũng có một hoạt động đặc biệt, bạn phối hợp tiếng động và cử động (bạn đảm bảo là trẻ nhìn bạn và bạn lặp lại tiếng động).
  • Sau đó đưa cho trẻ đồ vật và sờ vào môi trẻ để chỉ cho trẻ là trẻ cũng phải làm tiếng động (Bạn đừng bận tâm nếu trẻ không sao chép âm thanh một cách chính xác).
  • Khi trẻ bắt chước tiếng động phối hợp với đồ vật thứ nhất, bạn để đồ vật này qua bên kia bàn và lặp lại tiến trình với đồ vật thứ hai.
  • Tiếp tục bài tập cho tới khi cả 3 đồ vật được sử dụng.

 

  • Những ví dụ về đồ vật kết hợp với âm đơn giản:
  • đồng hồ treo tường: “tic-tac”
  • chuông nhỏ: “leng-keng”
  • xe hơi: “bin- bin”
  • xe lửa: “xình-xịch”