Mức phát triển và hoạt động từ 3 đến 4 tuổi

Đăng bởi Trung tâm Gõ Là Mở
Thứ Wed,
27/05/2020

3 - 4 tuổi

  • Bắt chước
    • Bắt chước mức độ cao việc nặn đất sét (đất sét)
    • Trò chơi bàn tay có tính âm nhạc (không dụng cụ)
  • Cảm nhận
    • Cảm nhận một loạt âm thanh (không dụng cụ)
    • Ghép hình – I (hình ghép đơn giản 3 hoặc 4 miếng)
    • Ghép hình – II (hình ghép đơn giản 3 hoặc 4 miếng)
    • Kết hợp màu sắc (khối màu, giấy màu được kết hợp)
    • Lựa chọn các hình dạng (giấy dày hoặc bìa cứng màu)
    • Phân biệt kích cỡ và hình dạng (giấy, bìa cứng, hồ, kéo)
    • Phân biệt màu sắc (8 đồ vật khác nhau 2 màu, 2 mâm để chọn lựa)
    • Sao chép việc xây dựng hình khối (10 khối)
  • Kỹ năng bằng lời
    • Diễn đạt một tin ngắn bằng lời (không dụng cụ)
    • Đối thoại được cơ cấu hóa (hình ảnh trong tạp chí, hạt chuỗi, tách)
    • Kích cỡ (2 đồ vật giống nhau kích cỡ khác nhau)
    • Nam và nữ (hình ảnh trên tạp chí)
    • Phía trên và phía dưới (3 tách, phần thưởng bằng thức ăn)
    • Số nhiều (đồ vật thường dùng trong nhà)
    • Trả lời những câu hỏi “hoặc…hoặc” (đồ vật thường dùng trong nhà)
  • Kỹ năng nhận thức
    • Chọn lựa theo chức năng (hộp để lựa chọn, đồ vật thường dùng)
    • Ghép cặp những đồ vật (hộp kích cỡ trung, cặp đồ vật để phối hợp)
    • Kết hợp các khối (khối màu)
    • Nhận dạng dễ dàng những màu sắc (khối màu, hạt chuỗi, giấy)
    • Sắp xếp những hình ảnh cùng loại (hình ảnh đồ vật thường dùng)
    • Tìm ra những vật được giấu (đồ vật thường dùng trong nhà)
  • Phối hợp mắt - bàn tay
    • Đồ chơi xây dựng (Meccano-Lego)
    • Kẹp (kẹp, đồ đựng trứng bằng giấy cứng, đồ vật nhỏ)
    • Nặn đất sét – I (đất sét, 3 đồ vật thường dùng)
    • Nặn đất sét – II (đất sét, hình ảnh 3 đồ vật thường dùng)
    • Phần trong toàn thể (giấy màu, giấy trắng, bút chì bột màu, kéo, bột)
    • Vẽ: đường ngang (giấy, bút chì bột màu, bút phớt nét to)
    • Vẽ: hình tròn (giấy, bút chì bột màu, bút phớt nét to)
  • Tự lập
    • Cài nút áo – II (áo len có nút to)
    • Rót nước (hũ nhỏ, ly nhựa trong, bình chứa nước trái cây, thức ăn có màu)
    • Tự đánh răng (bàn chải đánh răng, kem đánh răng)
  • Vận động tinh
    • Cắt bằng kéo (kéo, giấy)
    • Đồ chơi bằng giấy xếp (giấy màu)
    • Vẽ bằng ngón tay (đồ vật thường dùng trong nhà)
  • Vận động tổng quát
    • Bài tập thăng bằng (không dụng cụ)
    • Chặng đường với chướng ngại vật khó khăn trung bình (ghế, chổi, hộp, đồ đạc, dây thừng)
    • Đi trên dải ruy băng (ruybăng)
    • Leo lên thang bằng cách đổi chân (cầu thang)
    • Nhảy ếch (không dụng cụ)
    • Nhảy nhót (không dụng cụ)
    • Tự lăn (không dụng cụ)
  • Xã hội hóa
    • Dọn bàn: chén, bát, thìa, nĩa, dĩa
    • Lau bàn (mâm, miếng xốp, khăn giấy)
    • Trò chơi cho và nhận (hộp lớn, đồ chơi nhỏ, phần thưởng bằng thức ăn)
    • Trò chơi giả vờ đầu tiên (không dụng cụ)
    • Tương tác với con rối (2 con rối bàn tay)

 

Nguồn:

  • Sách và tài liệu tham khảo "Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ"
  • Éric Schopler, Margaret Lansing, Leslie Waters
  • Dịch từ tiếng Pháp, được cô Trần Thị Khấn – Nguyễn Thị Khước chuyển thể và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính
popup

Số lượng:

Tổng tiền: